
Những tổn thương ở rừng đầu nguồn
Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom đạn đã tàn phá nghiêm trọng vùng rừng đầu nguồn Sông Gianh. Đồng thời, việc người dân khai thác rừng bừa bãi, chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng sản xuất để mưu sinh cũng đã làm suy giảm nghiêm trọng trữ lượng rừng. Theo thời gian, diện tích rừng tự nhiên ngày một bị thu hẹp, thảm thực vật mất đi, người dân mất sinh kế từ rừng, lũ lụt xảy ra liên tiếp và gây sạt lở nghiêm trọng cùng hàng loạt các hệ lụy về kinh tế, xã hội và môi trường khác.

Thấu hiểu thực trạng đó, những nhà sáng lập của VARS quyết định lựa chọn Quảng Bình là điểm khởi đầu cho chương trình “Góp một cây để có rừng”. Mục đích của dự án “Trồng và Phục hồi Rừng đầu nguồn Sông Gianh (Quảng Bình)” là trồng, phục hồi và bảo vệ những cánh rừng trồng cây bản địa tại đầu nguồn Sông Gianh, từ đó khẳng định vai trò thiết yếu của rừng bản địa đối với cuộc sống của người dân địa phương cũng như lan tỏa thông điệp bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường tới tất cả mọi người!

HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI RỪNG ĐẦU NGUỒN
Giai đoạn 1 (03/2021 – 03/2022)
Ngày 21/03/2021, VARS tổ chức Lễ khởi động Dự án “Trồng và Phục hồi rừng đầu nguồn Sông Gianh” tại bản Kè, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tổng diện tích rừng cây bản địa được trồng trong giai đoạn này là 80,46 ha trên 8 xã thuộc huyện Tuyên Hóa.

Giai đoạn 2 (03/2022 – 03/2023)
VARS tiếp tục phối hợp cùng CEGORN tiến hành nghiên cứu, khảo sát mở rộng quy mô dự án tại hai huyện là Minh Hóa và Tuyên Hóa. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ rừng đã trồng trong Giai đoạn 1 cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trung tâm CEGORN đã bố trí cán bộ chuyên trách thúc đẩy, tư vấn và giám sát các hoạt động chăm sóc rừng phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của vùng.
Tổng diện tích thực hiện Giai đoạn 2 là 105,33ha. Trong đó: diện tích trồng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa là 95,31ha và trên địa bàn huyện Minh Hóa là 10,02ha.
Giai đoạn 3 (03/2023 – 03/2024)
Giai đoạn 3 của dự án đang được tiến hành, cụ thể:
- Tại huyện Minh Hóa: VARS và Trung tâm CEGORN tiếp tục hỗ trợ và phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa trong công tác chuẩn bị cho các chủ rừng đăng ký trồng rừng.
- Tại huyện Tuyên Hóa, hiện nay UBND huyện đã ban hành văn bản 126/UBND-NN về việc tổ chức rà soát và đăng ký trồng rừng gỗ lớn bằng giống cây trồng bản địa năm 2023 và giao Phòng NN&PTNT huyện làm đầu mối và chịu trách nhiệm về tập hợp nhu cầu của các chủ rừng và phối hợp cùng CEGORN để xác lập danh sách đăng ký cuối cùng vào 31/5/2023 cho Dự án Trồng và Phục hồi rừng năm Thứ 3 tại Tuyên Hóa.

Cập nhật thêm về các hoạt động của dự án “Trồng và Phục hồi rừng đầu nguồn Sông Gianh”
Các cá nhân, nhà hảo tâm “Góp Một Cây Để Có Rừng” chỉ từ 50.000 đồng qua hai tài khoản của Công ty TNHH Xã hội Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam:
• Ngân hàng ACB chi nhánh Minh Khai, Hà Nội, số tài khoản 213216
• Ngân hàng Techcombank, Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội, số tài khoản 19036682427014.
